“Trạm cuối chỉ là một điểm khởi đầu”
Tháng 6 qua, Marth Tour đã đi đến cuối hành trình khám phá những cốt lõi của thế giới Marketing với thử thách cuối chặng là case Clear Men về những rập khuôn thành công của người đàn ông đến từ đề thi Vietnam Young Lions 2018.
Và những người gác trạm cuối này là những anh chị có “nếm trải” trong ngành cho các nhà du hành những lời khuyên hữu ích và thực tế:
1. Anh Lê Hoàng Thạch - Brand Manager của Clear Men & Deodorant
2. Anh Nguyễn Đình Giang - MT của Nestle
3. Chị Nguyễn Thị Thanh Vy - Marketer tại Pepsi
Buổi tốt nghiệp cũng hấp dẫn với sự tham gia ‘đấu thầu’ của 5 nhóm với góc nhìn khác nhau trong bài toán khó nhằn này:
Nhóm 1: NAM GIỚI CŨNG CẦN SỰ DỄ VỠ
Mở đầu cho buổi presentation, nhóm 1 đã có phần trình bày sáng tạo khi tìm ra insight: nam giới không có cơ hội thể hiện sự yếu đuối của bản thân trước những định kiến xã hội. Cùng với big idea chủ đạo “masculinity is fragile”, nhóm đã xây dựng nhiều ý tưởng thực thi độc đáo nhắm tái định nghĩa khái niệm nam tính trong cộng đồng. Tuy nhiên, bài thi của nhóm gặp vấn đề khi đối diện trước câu hỏi cốt lõi từ giám khảo: khái niệm stereotype success và unstereotype success được định nghĩa như thế nào. Chính cách hiểu mơ hồ, chưa xuyên suốt cùng lối giải quyết mang màu sắc nữ tính đã khiến chiến dịch của nhóm xa rời tinh thần mạnh mẽ của Clear Men và khó có khả năng tác động đến người tiêu dùng.
Nhóm 2: GÀU NHỎ HAY VIỆC LỚN
Đối lập với phần trình bày trước đó, nhóm 2 gây ấn tượng khi khai thác những số liệu, nghiên cứu khoa học về tình trạng da đầu của nam giới, đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phòng thường xuyên chịu nhiều áp lực công việc. Với insight là nam giới thường xem nhẹ các vấn đề về gàu, nhóm cho ra big idea ấn tượng “Gàu nhỏ hay việc lớn” cùng chiến dịch IMC được triển khai thống nhất. Dù có phần trình bày mạch lạc và cuốn hút, bài làm của nhóm được đánh giá là chưa đủ thuyết phục khi đơn thuần đi theo hướng giải quyết vấn đề về gàu mà chưa đánh thức được tinh thần Clear Men mạnh mẽ, bứt phá trong nam giới.
Nhóm 3: NHỮNG CÁI ÔM KHÔNG LỜI
Với phần trình bày hài hước và không kém phần dí dỏm, nhóm 3 đã đem đến một góc nhìn mới về đối tượng nam giới từ 24-35 tuổi. Hiểu rằng họ là đối tượng ngại bày tỏ cảm xúc khi văn hóa phương Đông yêu cầu người đàn ông phải thành công đồng thời giữ cho mình hình ảnh mạnh mẽ, nhóm đưa ra big idea “Thành công đôi lúc chỉ cần một cái ôm” với ý nghĩa khích lệ tinh thần nam giới. Tuy được đánh giá cao với phần triển khai IMC sáng tạo “A wordless hug”, nhóm gặp phải vấn đề tương tự nhóm 1 khi đối diện với 2 câu hỏi về định nghĩa stereotype success và unstereotype success. Góp ý cho phần bài làm của nhóm 3, các giám khảo có lời khuyên cho các nhóm trong quá trình giải case: cần chú ý đào sâu insight hơn nữa để chiến dịch có thể giải quyết chính xác vấn đề của người tiêu dùng.
Nhóm 4: LET YOUR STORM OUT
Chọn cho mình nhóm đối tượng có lứa tuổi 18 - 25, nhóm 4 đã mở đầu bài thuyết trình với màu sắc khác biệt so với các nhóm khác. Với insight “I want to everything to be well- prepared and totally perfect before starting following my passion.”, nhóm đã ghi được điểm ấn tượng cho ban giám khảo với cách suy nghĩ hợp lý đúng cho đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên khi đi đến big idea “Let your storm out”, nhóm dường như gặp rắc rối khi các nhận xét của các anh chị đều cho rằng big idea có vấn đề, như anh Thạch cho rằng “Big idea không liên quan đến insight”. Anh cũng nhận xét “Insight hay, hợp với brand. Đọc insight cần nói lên nhu cầu. Vấn đề tìm ra insight nhưng không biết cách đưa nhãn hiệu vô.” Song song với đó, anh Giang cũng có nhận xét về Solution của nhóm chưa đủ “dare” và cần ý nghĩa hơn. Kết thúc phần thuyết trình của nhóm, bên cạnh học tập được những ưu điểm như tìm được insight được nhận xét “rất hay”, hay chọn chữ “storm” được chị Vy rất thích vì khá hợp vói hình ảnh những người đàn ông, các “nhà du hành” cũng được nghe lời khuyên từ các giám khảo về việc đưa ra big idea cùng solution phải hợp với insight, hay sự liên kết giữa các phần là vô cùng quan trọng.
Nhóm 5: THÀNH CÔNG LÀ ĐI THEO ĐAM MÊ CỦA MÌNH?
Bắt được những vấn đề của những người đàn ông trong việc chọn sự nghiệp “đi theo đam mê hay đi theo định kiến xã hội”, nhóm 5 đã chọn cho mình insight :”I always blame society prejudice for preventing me following truly passion. But it’s actually my insecure and doubts that do so.” Cùng big idea “Succeed to prepare, prepare to succeed” và key message “ Well prepare for your passion, big succeed will you gain”. Việc chọn ra được insight khá hay và đúng với đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên nhóm cũng được nhận xét là các phần không liên kết với nhau, như anh Thạch chỉ ra :”Anh không thấy được sự kết nối trong bài”.
Bên cạnh đó, anh cũng giúp các bạn thấy được tầm quan trọng trong việc kết nối các phần theo “chiều ngang hay chiều dọc” trong một bài làm. Ngoài ra message của nhóm cũng được cho là “quá nhiều thứ” và rời rạc với nhau, theo chị Vy nhận xét “Những cái link khác biệt với những cái đã truyền thông, cứ như bị cố tình áp lên một cái brand”.
Sau hơn 2 tiếng cho các nhóm thuyết trình, ban giám khảo đã cùng nhau tìm ra bài làm tốt nhất cũng như có những suy nghĩ về phần trình bày của các”nhà du hành” để từ đó giúp các bạn rút kinh nghiệm cho bản thân.
Sau đây, cùng nhìn lại phần nhận xét tiêu biểu của anh Thạch:
1. “Product luôn là trung tâm”
Bắt đầu phần nhận xét chung của mình, anh Thạch đã đặt câu hỏi cho các “nhà du hành”: “Trong đây, có bạn nào ra siêu thị xem giá sản phẩm? Giá sản phầm đối thủ? Hay xem người ta nói gì về sản phẩm của mình không?” Với câu hỏi của mình anh Thạch đã chỉ ra rằng “Product luôn là trung tâm, không hiểu product thì không thể làm hay được.” Anh cũng cho rằng khi không hiểu sản phẩm sẽ dễ sa vào những cái căn bản như “inspire” hay “building emotional”, chỉ khi hiểu được tính năng sản phẩm mới có thể bắt đầu một bài làm hay được.
2. “Làm những gì mình thích hay điều khách hàng thích?”
Tiếp phần nhận xét của mình, anh cũng thấy được vấn đề của nhóm trong việc đưa ra những insight mà được nhận xét là “câu chuyện dường như của tụi em chứ không phải của khách hàng”. Theo anh Thạch, việc không hiểu khách hàng là “chuyện nguy hiểm”, vì việc giải quyết nhu cầu sẽ dễ sa vào giải quyết nhu cầu bản thân chứ không phải khách hàng.
Từ đó, anh cũng chỉ ra rằng việc không hiểu consumer thì không thể đưa ra một insight tốt được.
3. “Đừng quá bị ám ảnh với format”
Qua phần trình bày của các nhóm, có thể thấy vấn đề chung đều nằm ở sự thiếu liên kết trong cả bài. Phát hiện được điều đó, anh Thạch đã cho lời khuyên “Quan trọng trong làm plan: vấn đề là insight và giải pháp là big idea. Tìm ra được chúng và nói ra thuận tới mức người đối diện hiểu được.” Anh nhấn mạnh sự quan trọng trong việc tìm ra insight và big idea, mối liên hệ giữa chúng, thì plan sẽ tự nó xuất hiện. Anh cũng không quên nhắn nhủ tất cả phải xuất phát từ việc hiểu product và consumer.
Và nhóm 4 đã trở thành nhóm xuất sắc trở thành The best team với một Insight khiến ban giám khảo phải gập đầu bởi rất đúng với một nhóm lớn người trẻ Việt Nam hiện nay. Anh chị cũng nhận xét thêm đa phần các nhóm đều chưa thực sự thoát khỏi những lối mòn và chưa có những khám phá đủ mạnh nhưng hành trình này sẽ là điểm khởi đầu thay đổi cho tất cả cho dù bạn có chọn Marketing hay không, Marketing vẫn là nền tảng tốt cho mọi con đường của các bạn sau này.
Cuối cùng là phần trao bằng tốt nghiệp tốt nghiệp cho các thành viên kết thúc Marth Tour và mở ra một chặng đường mới của mỗi bạn.
Chuyện ngoài lề của Marth Tour:
Nhiều bạn hỏi: “Tại sao Marth Tour không phải là hành trình đi từ vỏ đến lõi mà lại từ từ lõi đến vỏ”
Bởi Marth Tour luôn mong muốn những giá trình của chuỗi training đến từ những nền tảng cốt lõi nhất của Marketer cần có và sự vận động của đoàn này luôn hướng đi lên chứ không phải đi xuống để các thành viên sau hành trình ở hành tinh Marketing sẽ tiếp tục hành trình khám phá vũ trụ Marketing của riêng mình…
Một năm qua, Marth Tour xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Thanh Vy và chị Kiều Thiên Vân đã luôn cùng đồng hành hướng dẫn đoàn tàu đi đúng hướng, truyền cảm hứng và tiếp lửa để tất cả đều tiến về phía trước.
Chặng đường này không quá dài cũng không quá ngắn, có những khó khăn và có những thiếu xót nhưng cảm ơn tất cả thành viên đã du hành cùng nhau.
Hãy là nhà du hành, đừng là du khách...